Mi Tiên vấn đáp - Phần II.10. Hành tướng của Tín
Cơ bản
Tóm tắt
Nội dung
26/03/2020
Thuộc mục:
Ảnh tiêu đề:
Ẩn ảnhHiện
Tên:
Mi Tiên vấn đáp - Phần II.10. Hành tướng của Tín
Thẻ Keywords (67 ký tự):
Mi Tiên vấn đáp - Phần II.10. Hành tướng của Tín
Thẻ Description (160 ký tự):
Mi Tiên vấn đáp dịch bởi Hòa Thượng Giới nghiêm - Phần II.10. Hành tướng của Tín
Thiết lập:Duyệt: Duyệt - Loại tin: Phật giáo - ---Chia sẻ---
Url nguồn:
Tóm tắt (Chỉ viết ngắn gọn ko viết dài quá)

<p>Mi Ti&ecirc;n vấn đ&aacute;p dịch bởi H&ograve;a Thượng Giới nghi&ecirc;m - Phần II.10. H&agrave;nh tướng của T&iacute;n</p>
webID: AB557DD1ED684468472584D2003D3491
<p>10. H&agrave;nh tướng của T&iacute;n</p>
<p>Đức vua lại hỏi tiếp:<br>
- C&aacute;c thiện ph&aacute;p đầu ti&ecirc;n lấy GIỚI l&agrave;m nơi nương tựa, đại đức c&oacute; nhắc đến ngũ căn: t&iacute;n, tấn, niệm, định, tuệ. Vậy h&agrave;nh tướng của T&iacute;n l&agrave; thế n&agrave;o? Nhờ đại đức giảng r&otilde;.<br>
- Thứ nhất l&agrave;, T&iacute;n c&oacute; c&ocirc;ng năng l&agrave;m cho t&acirc;m y&ecirc;n lặng, trong sạch (Sampas&agrave;danalakkhana); thứ hai l&agrave;, T&iacute;n c&oacute; c&ocirc;ng năng l&agrave;m cho t&acirc;m lu&ocirc;n c&oacute; khuynh hướng tiến về ph&iacute;a trước (Sampakkhamdanalakkhana), t&acirc;u đại vương!<br>
- C&ocirc;ng năng thứ nhất ấy lợi &iacute;ch như thế n&agrave;o?<br>
- T&acirc;u đại vương, T&iacute;n ph&aacute;t sanh trong t&acirc;m rồi th&igrave; n&oacute; như c&aacute;i m&agrave;ng chắn c&aacute;c bụi bặm phiền n&atilde;o, kh&ocirc;ng cho lan v&agrave;o. C&aacute;c bụi bặm phiền n&atilde;o ấy thường dấy sinh từ năm ph&aacute;p c&aacute;i; tức l&agrave; năm ph&aacute;p che lấp, ấy l&agrave; h&ocirc;n trầm thụy mi&ecirc;n, bu&ocirc;ng lung ph&oacute;ng đật, s&acirc;n, dục v&agrave; nghi. Nhờ vậy, t&acirc;m được y&ecirc;n lặng, trong sạch.<br>
- Xin đại đức h&atilde;y cho v&iacute; dụ để trẫm được s&aacute;ng tỏ về lợi &iacute;ch ấy.<br>
- V&iacute; như đại vương dẫn 4 loại qu&acirc;n binh vượt qua một con rạch, nước bị quấy l&ecirc;n đục ngầu. L&uacute;c bấy giờ đại vương muốn uống nước, b&egrave;n sai qu&acirc;n hầu lấy l&ecirc;n b&igrave;nh lọc nước đặt xuống l&ograve;ng rạch. B&igrave;nh lọc nước ấy c&oacute; c&ocirc;ng năng gạn lọc tất cả b&ugrave;n dơ đục vẩn, chỉ c&ograve;n lại nước trong sạch như thế n&agrave;o th&igrave; T&iacute;n cũng c&oacute; c&ocirc;ng năng lọc sạch uế trược phiền n&atilde;o như thế ấy, t&acirc;u đại vương.<br>
- Trẫm hiểu điều đ&oacute; rồi, vậy c&ograve;n c&ocirc;ng năng thứ hai, tại sao lại c&oacute; khuynh hướng tiến về ph&iacute;a trước?<br>
- &Acirc;y l&agrave; v&igrave; người c&oacute; T&iacute;n lu&ocirc;n lu&ocirc;n hướng theo thiện ph&aacute;p m&agrave; đi tới, tự s&aacute;ch tấn m&agrave; vượt qua, vượt l&ecirc;n m&atilde;i. Như thấy người đắc quả Tu đ&agrave; ho&agrave;n, Tư đ&agrave; h&agrave;m, A-na-h&agrave;m, A-la-h&aacute;n ... người c&oacute; T&iacute;n thường nhắc nhở t&acirc;m m&igrave;nh l&agrave;m sao để chạy theo c&aacute;c đạo quả ấy, cố gắng cho đến l&uacute;c gi&aacute;c ngộ, giải tho&aacute;t mới th&ocirc;i.<br>
- Đại đức c&oacute; v&iacute; dụ n&agrave;o chăng?<br>
- Thưa, c&oacute; chứ! V&iacute; như trận mưa lớn ngập lụt tất cả đường s&aacute;, s&ocirc;ng hồ. Một đo&agrave;n bộ h&agrave;nh dừng ch&acirc;n, e ngại chẳng d&aacute;m vượt qua v&igrave; kh&ocirc;ng biết mực nước n&ocirc;ng s&acirc;u. Chợt một người đ&agrave;n &ocirc;ng c&oacute; vẻ th&agrave;nh thạo ngắm nh&igrave;n con rạch, đưa mắt nh&igrave;n thế nước, ước lượng d&ograve;ng chảy, chỗ cạn, chỗ s&acirc;u, rồi xắn quần, v&eacute;n &aacute;o thản nhi&ecirc;n lội qua. Bắt chước người đ&agrave;n &ocirc;ng, theo dấu người đ&agrave;n &ocirc;ng, đo&agrave;n bộ h&agrave;nh nhờ vậy mới tiếp tục được lộ tr&igrave;nh. Người c&oacute; T&iacute;n cũng như thế ấy, thấy người đi trước m&igrave;nh lội qua được d&ograve;ng s&ocirc;ng sinh tử, th&igrave; theo dấu người ấy để lội theo. Thấy người trước m&igrave;nh xắn quần,v&eacute;n &aacute;o lội qua &quot;bờ kia&quot;, y cũng cố gắng xắn quần, v&eacute;n &aacute;o quyết bỏ &quot;bờ m&ecirc;&quot; b&ecirc;n n&agrave;y cho bằng được . Những quả vị Th&aacute;nh nh&acirc;n đều l&agrave; mục đ&iacute;ch cho người c&oacute; T&iacute;n hằng nỗ lực để vươn tới, lướt tới cho th&agrave;nh tựu hẳn th&ocirc;i, t&acirc;u đại vương!<br>
- Cảm ơn đại đức! Trẫm hiểu r&otilde; T&iacute;n l&agrave; g&igrave; rồi. * * *</p>

10. Hành tướng của Tín

Đức vua lại hỏi tiếp:
- Các thiện pháp đầu tiên lấy GIỚI làm nơi nương tựa, đại đức có nhắc đến ngũ căn: tín, tấn, niệm, định, tuệ. Vậy hành tướng của Tín là thế nào? Nhờ đại đức giảng rõ.
- Thứ nhất là, Tín có công năng làm cho tâm yên lặng, trong sạch (Sampasàdanalakkhana); thứ hai là, Tín có công năng làm cho tâm luôn có khuynh hướng tiến về phía trước (Sampakkhamdanalakkhana), tâu đại vương!
- Công năng thứ nhất ấy lợi ích như thế nào?
- Tâu đại vương, Tín phát sanh trong tâm rồi thì nó như cái màng chắn các bụi bặm phiền não, không cho lan vào. Các bụi bặm phiền não ấy thường dấy sinh từ năm pháp cái; tức là năm pháp che lấp, ấy là hôn trầm thụy miên, buông lung phóng đật, sân, dục và nghi. Nhờ vậy, tâm được yên lặng, trong sạch.
- Xin đại đức hãy cho ví dụ để trẫm được sáng tỏ về lợi ích ấy.
- Ví như đại vương dẫn 4 loại quân binh vượt qua một con rạch, nước bị quấy lên đục ngầu. Lúc bấy giờ đại vương muốn uống nước, bèn sai quân hầu lấy lên bình lọc nước đặt xuống lòng rạch. Bình lọc nước ấy có công năng gạn lọc tất cả bùn dơ đục vẩn, chỉ còn lại nước trong sạch như thế nào thì Tín cũng có công năng lọc sạch uế trược phiền não như thế ấy, tâu đại vương.
- Trẫm hiểu điều đó rồi, vậy còn công năng thứ hai, tại sao lại có khuynh hướng tiến về phía trước?
- Ây là vì người có Tín luôn luôn hướng theo thiện pháp mà đi tới, tự sách tấn mà vượt qua, vượt lên mãi. Như thấy người đắc quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A-na-hàm, A-la-hán ... người có Tín thường nhắc nhở tâm mình làm sao để chạy theo các đạo quả ấy, cố gắng cho đến lúc giác ngộ, giải thoát mới thôi.
- Đại đức có ví dụ nào chăng?
- Thưa, có chứ! Ví như trận mưa lớn ngập lụt tất cả đường sá, sông hồ. Một đoàn bộ hành dừng chân, e ngại chẳng dám vượt qua vì không biết mực nước nông sâu. Chợt một người đàn ông có vẻ thành thạo ngắm nhìn con rạch, đưa mắt nhìn thế nước, ước lượng dòng chảy, chỗ cạn, chỗ sâu, rồi xắn quần, vén áo thản nhiên lội qua. Bắt chước người đàn ông, theo dấu người đàn ông, đoàn bộ hành nhờ vậy mới tiếp tục được lộ trình. Người có Tín cũng như thế ấy, thấy người đi trước mình lội qua được dòng sông sinh tử, thì theo dấu người ấy để lội theo. Thấy người trước mình xắn quần,vén áo lội qua "bờ kia", y cũng cố gắng xắn quần, vén áo quyết bỏ "bờ mê" bên này cho bằng được . Những quả vị Thánh nhân đều là mục đích cho người có Tín hằng nỗ lực để vươn tới, lướt tới cho thành tựu hẳn thôi, tâu đại vương!
- Cảm ơn đại đức! Trẫm hiểu rõ Tín là gì rồi. * * *