Mi Tiên Vấn Đáp - Phần I.2 - Câu chuyện liên quan trong tiền kiếp (Pubbapa yoga)
Cơ bản
Tóm tắt
Nội dung
15/03/2020
Thuộc mục:
Ảnh tiêu đề:
Ẩn ảnhHiện
Tên:
Mi Tiên Vấn Đáp - Phần I.2 - Câu chuyện liên quan trong tiền kiếp (Pubbapa yoga)
Thẻ Keywords (67 ký tự):
Mi Tiên Vấn Đáp - Phần I.2 - Câu chuyện liên quan trong tiền kiếp (Pubbapa yoga)
Thẻ Description (160 ký tự):
Mi tiên vấn đáp dịch bởi Hòa Thượng Giới nghiêm - Phần I.2 - Câu chuyện liên quan trong tiền kiếp (Pubbapa yoga)
Thiết lập:Duyệt: Duyệt - Loại tin: Mới - ---Chia sẻ---
Url nguồn:
Tóm tắt (Chỉ viết ngắn gọn ko viết dài quá)

<p>Mi ti&ecirc;n vấn đ&aacute;p dịch bởi H&ograve;a Thượng Giới nghi&ecirc;m - Phần I.2 - C&acirc;u chuyện li&ecirc;n quan trong tiền kiếp (Pubbapa yoga)</p>
webID: AB557DD1ED684468472584D2003D3491
<p>V&agrave;o thời Đức Phật Ca-diếp (Kassapa), c&oacute; đức vua t&ecirc;n l&agrave; Vijjit&agrave;v&igrave; trị v&igrave; một vương quốc gi&agrave;u mạnh, kinh đ&ocirc; đặt tại xứ S&agrave;gala xinh đẹp. Đức vua l&agrave; một cư sĩ c&oacute; giới v&agrave; c&oacute; tr&iacute;, cai trị quốc độ bằng mười vương ph&aacute;p, sống với thần d&acirc;n bằng bốn ph&aacute;p tế độ.</p>
<p>Tại kinh đ&ocirc; ven s&ocirc;ng, đức vua cho x&acirc;y dựng một ng&ocirc;i ch&ugrave;a lớn rồi d&acirc;ng c&uacute;ng đến c&aacute;c vị trưởng l&atilde;o đạo cao đức trọng, suốt th&ocirc;ng Tam tạng. Ng&agrave;i hộ độ Chư tăng đầy đủ về tứ sự, hết tuổi thọ, h&oacute;a sanh l&agrave;m Thi&ecirc;n chủ c&otilde;i Đaolợi, gọi l&agrave; Đế th&iacute;ch Thi&ecirc;n vương. Ở ng&ocirc;i ch&ugrave;a do đức vua bảo trợ n&agrave;y, chư tỳ khưu Tăng rất đ&ocirc;ng đ&uacute;c, duy tr&igrave; ph&aacute;p học v&agrave; ph&aacute;p h&agrave;nh một c&aacute;ch nghi&ecirc;m t&uacute;c v&agrave; kh&ocirc;ng gi&aacute;n đoạn. Trong ch&uacute;ng, c&oacute; vị tỳ khưu giới hạnh trong sạch, hằng ng&agrave;y tu tập thiền qu&aacute;n. Mỗi s&aacute;ng, ng&agrave;i thường thức dậy sớm, lễ b&aacute;i Tam Bảo, qu&aacute;n tưởng &acirc;n đức Tam Bảo, tọa thiền, kinh h&agrave;nh rồi đi qu&eacute;t dọn xung quanh ch&ugrave;a. C&ocirc;ng việc ấy ng&agrave;i l&agrave;m một c&aacute;ch lặng lẽ v&agrave; chuy&ecirc;n cần. H&ocirc;m kia, vị tỳ khưu qu&eacute;t l&aacute; quanh Bảo th&aacute;p, gom lại th&agrave;nh đống rồi gọi ch&uacute; sa di phụ việc hốt đem đổ đi.Ch&uacute; sa di ng&agrave;y thường rất ngoan ngo&atilde;n, nhưng h&ocirc;m ấy lại sanh t&acirc;m lười biếng, giả vờ kh&ocirc;ng nghe. Gọi đến lần thứ ba, thấy ch&uacute; sa di vẫn cứng đầu, vị tỳ khưu b&egrave;n bước tới, đ&aacute;nh cho ch&uacute; mấy c&aacute;n chổi kh&aacute; đau. Thế l&agrave; ch&uacute; sa di vừa kh&oacute;c vừa hốt r&aacute;c, l&ograve;ng ấm ức v&ocirc; c&ugrave;ng. C&ocirc;ng việc xong xu&ocirc;i, ch&uacute; sa di ph&aacute;t lời nguyện rằng: -&quot;Với phước b&aacute;u đổ r&aacute;c n&agrave;y, nếu chưa đắc được Niết b&agrave;n, d&ugrave; sanh v&agrave;o cảnh giới n&agrave;o, cũng xin cho t&ocirc;i c&oacute; đầy đủ quyền cao, chức trọng m&agrave; oai lực của t&ocirc;i sẽ th&ugrave; thắng hơn tất cả mọi người, như mặt trời vĩ đại ở giữa hư kh&ocirc;ng kia vậy.&quot; Nguyện xong, hể hả v&agrave; vui sướng, ch&uacute; sa di đi xuống s&ocirc;ng tắm. Khi bơi lội nhởn nhơ trong nước, th&acirc;n t&acirc;m m&aacute;t mẻ, ch&uacute; sa di cảm thấy hối hận, tự nghĩ:</p>
<p>-&quot;Thầy tỳ khưu bảo ta hốt r&aacute;c, đấy chẳng phải l&agrave; phận sự bắt buộc, chẳng phải l&agrave; việc ri&ecirc;ng của ng&agrave;i; cũng chẳng phải l&agrave; lợi &iacute;ch cho c&aacute;c thầy A-x&agrave;-l&ecirc;, cũng kh&ocirc;ng phải nhằm phục vụ cho c&aacute;c vị thượng tọa, h&ograve;a thượng của ng&agrave;i. Vậy đ&iacute;ch thị ng&agrave;i đ&aacute;nh ta l&agrave; muốn tế độ ta, muốn đ&aacute;nh v&agrave;o c&aacute;i t&iacute;nh lười biếng v&agrave; cứng đầu của ta! &Ocirc;i! V&igrave; u m&ecirc; m&agrave; ta tự l&agrave;m hại ta rồi.&quot; Vẫn c&ograve;n ng&acirc;m m&igrave;nh dưới s&ocirc;ng, nh&igrave;n những lượn s&oacute;ng như v&ocirc; tận đuổi nhau đến tận bờ xa, ch&uacute; sa di t&acirc;m cơ m&aacute;y động, ph&aacute;t lời đại nguyện: -&quot;V&igrave; thiếu tr&iacute; tuệ mới sinh lười biếng, cứng đầu, sinh những nhận thức sai lầm, n&ocirc;ng nổi. Vậy th&igrave; với tất cả những phước đức tu tập của t&ocirc;i, phước đức đổ r&aacute;c bấy l&acirc;u nay, phước đức thấy m&igrave;nh lầm lỗi, xin nguyện rằng: nếu chưa đắc quả Niết b&agrave;n, h&atilde;y cho t&ocirc;i được tr&iacute; tuệ nhiều v&ocirc; bi&ecirc;n v&ocirc; lượng như những l&agrave;n s&oacute;ng v&ocirc; tận của con s&ocirc;ng n&agrave;y.&quot; Đang tr&ecirc;n bến, cũng định xuống s&ocirc;ng tắm, vị tỳ khưu nghe được lời ph&aacute;t nguyện đầy quyết t&acirc;m vững chắc của ch&uacute; sa di, chột dạ, nghĩ thầm: &quot;Kh&ocirc;ng kể ch&uacute;t lầm lỗi s&aacute;ng nay, ch&uacute; sa di n&agrave;y từ l&acirc;u tu tập rất tốt, c&oacute; hạnh kiểm v&agrave; c&oacute; tr&iacute;. Vậy với lời nguyện sắt đ&aacute; n&agrave;y, ch&uacute; sa di hẳn sẽ th&agrave;nh tựu dễ d&agrave;ng.&quot; Trầm ng&acirc;m hồi l&acirc;u, vị tỳ khưu nghĩ tiếp:&quot;Trong lời nguyện của ch&uacute; sa di, vừa c&oacute; c&aacute;i g&igrave; đ&oacute; như phục thiện m&agrave; cũng vừa c&oacute; c&aacute;i g&igrave; đ&oacute; như đối chọi lại với ta? Nhưng bản chất của ch&uacute; sa di n&agrave;y ngủ ngầm sự cứng đầu, ki&ecirc;u căng, ng&atilde; mạn. Vậy nếu lời nguyện kia m&agrave; th&agrave;nh tựu th&igrave; tr&ecirc;n thế gian n&agrave;y c&oacute; ai đủ khả năng tr&iacute; tuệ để kềm bớt tr&iacute; tuệ của y?&quot;. V&igrave; thế, vị tỳ khưu cũng chấp tay l&ecirc;n đầu, hướng giữa thinh kh&ocirc;ng, ph&aacute;t lời đại nguyện: -&quot;Với tất cả mọi c&ocirc;ng đức tu tập của t&ocirc;i, c&ocirc;ng đức qu&eacute;t r&aacute;c bao nhi&ecirc;u năm, nếu t&ocirc;i chưa đắc quả Niết b&agrave;n, xin cho t&ocirc;i được th&agrave;nh tựu tr&iacute; tuệ bất khả tư ngh&igrave;. Tr&iacute; tuệ ấy phải đầy đủ năm t&iacute;nh chất sau đ&acirc;y:<br>
- Nhiều như s&oacute;ng của con s&ocirc;ng đại Hằng.<br>
- Vững chắc v&agrave; ki&ecirc;n định như hai bờ của con s&ocirc;ng n&agrave;y.<br>
- Thấy r&otilde; gốc ngọn tất cả c&aacute;c ph&aacute;p.<br>
- Quang minh, s&aacute;ng sủa.<br>
- Quảng b&aacute;c, th&acirc;m s&acirc;u, sắc b&eacute;n. Mong nhờ tr&iacute; tuệ bất khả tư ngh&igrave; ấy, c&oacute; thể kiềm chế, ph&aacute; nghi, soi rọi, dẫn dắt ch&uacute; sa di đi đến nơi gi&aacute;c ngộ, giải th&oacute;at.&quot; Cả hai vị tỳ khưu v&agrave; sa di, với lời nguyền ấy, sau khi tan r&atilde; ngũ uẩn, họ đều được sanh l&agrave;m người, l&agrave;m trời trọn thời gian giữa hai vị Phật. Đến l&uacute;c Phật Th&iacute;ch-ca Niết b&agrave;n gần năm trăm năm, vị tỳ khưu thuở xưa từ c&otilde;i trời gi&aacute;ng hạ l&agrave;m Na-ti&ecirc;n tỳ khưu; vị sa di sanh l&agrave;m vua Mi-lan-đ&agrave; ở kinh th&agrave;nh S&agrave;gala đ&uacute;ng với lời nguyện của họ.</p>
<p>---o0o---</p>

Vào thời Đức Phật Ca-diếp (Kassapa), có đức vua tên là Vijjitàvì trị vì một vương quốc giàu mạnh, kinh đô đặt tại xứ Sàgala xinh đẹp. Đức vua là một cư sĩ có giới và có trí, cai trị quốc độ bằng mười vương pháp, sống với thần dân bằng bốn pháp tế độ.

Tại kinh đô ven sông, đức vua cho xây dựng một ngôi chùa lớn rồi dâng cúng đến các vị trưởng lão đạo cao đức trọng, suốt thông Tam tạng. Ngài hộ độ Chư tăng đầy đủ về tứ sự, hết tuổi thọ, hóa sanh làm Thiên chủ cõi Đaolợi, gọi là Đế thích Thiên vương. Ở ngôi chùa do đức vua bảo trợ này, chư tỳ khưu Tăng rất đông đúc, duy trì pháp học và pháp hành một cách nghiêm túc và không gián đoạn. Trong chúng, có vị tỳ khưu giới hạnh trong sạch, hằng ngày tu tập thiền quán. Mỗi sáng, ngài thường thức dậy sớm, lễ bái Tam Bảo, quán tưởng ân đức Tam Bảo, tọa thiền, kinh hành rồi đi quét dọn xung quanh chùa. Công việc ấy ngài làm một cách lặng lẽ và chuyên cần. Hôm kia, vị tỳ khưu quét lá quanh Bảo tháp, gom lại thành đống rồi gọi chú sa di phụ việc hốt đem đổ đi.Chú sa di ngày thường rất ngoan ngoãn, nhưng hôm ấy lại sanh tâm lười biếng, giả vờ không nghe. Gọi đến lần thứ ba, thấy chú sa di vẫn cứng đầu, vị tỳ khưu bèn bước tới, đánh cho chú mấy cán chổi khá đau. Thế là chú sa di vừa khóc vừa hốt rác, lòng ấm ức vô cùng. Công việc xong xuôi, chú sa di phát lời nguyện rằng: -"Với phước báu đổ rác này, nếu chưa đắc được Niết bàn, dù sanh vào cảnh giới nào, cũng xin cho tôi có đầy đủ quyền cao, chức trọng mà oai lực của tôi sẽ thù thắng hơn tất cả mọi người, như mặt trời vĩ đại ở giữa hư không kia vậy." Nguyện xong, hể hả và vui sướng, chú sa di đi xuống sông tắm. Khi bơi lội nhởn nhơ trong nước, thân tâm mát mẻ, chú sa di cảm thấy hối hận, tự nghĩ:

-"Thầy tỳ khưu bảo ta hốt rác, đấy chẳng phải là phận sự bắt buộc, chẳng phải là việc riêng của ngài; cũng chẳng phải là lợi ích cho các thầy A-xà-lê, cũng không phải nhằm phục vụ cho các vị thượng tọa, hòa thượng của ngài. Vậy đích thị ngài đánh ta là muốn tế độ ta, muốn đánh vào cái tính lười biếng và cứng đầu của ta! Ôi! Vì u mê mà ta tự làm hại ta rồi." Vẫn còn ngâm mình dưới sông, nhìn những lượn sóng như vô tận đuổi nhau đến tận bờ xa, chú sa di tâm cơ máy động, phát lời đại nguyện: -"Vì thiếu trí tuệ mới sinh lười biếng, cứng đầu, sinh những nhận thức sai lầm, nông nổi. Vậy thì với tất cả những phước đức tu tập của tôi, phước đức đổ rác bấy lâu nay, phước đức thấy mình lầm lỗi, xin nguyện rằng: nếu chưa đắc quả Niết bàn, hãy cho tôi được trí tuệ nhiều vô biên vô lượng như những làn sóng vô tận của con sông này." Đang trên bến, cũng định xuống sông tắm, vị tỳ khưu nghe được lời phát nguyện đầy quyết tâm vững chắc của chú sa di, chột dạ, nghĩ thầm: "Không kể chút lầm lỗi sáng nay, chú sa di này từ lâu tu tập rất tốt, có hạnh kiểm và có trí. Vậy với lời nguyện sắt đá này, chú sa di hẳn sẽ thành tựu dễ dàng." Trầm ngâm hồi lâu, vị tỳ khưu nghĩ tiếp:"Trong lời nguyện của chú sa di, vừa có cái gì đó như phục thiện mà cũng vừa có cái gì đó như đối chọi lại với ta? Nhưng bản chất của chú sa di này ngủ ngầm sự cứng đầu, kiêu căng, ngã mạn. Vậy nếu lời nguyện kia mà thành tựu thì trên thế gian này có ai đủ khả năng trí tuệ để kềm bớt trí tuệ của y?". Vì thế, vị tỳ khưu cũng chấp tay lên đầu, hướng giữa thinh không, phát lời đại nguyện: -"Với tất cả mọi công đức tu tập của tôi, công đức quét rác bao nhiêu năm, nếu tôi chưa đắc quả Niết bàn, xin cho tôi được thành tựu trí tuệ bất khả tư nghì. Trí tuệ ấy phải đầy đủ năm tính chất sau đây:
- Nhiều như sóng của con sông đại Hằng.
- Vững chắc và kiên định như hai bờ của con sông này.
- Thấy rõ gốc ngọn tất cả các pháp.
- Quang minh, sáng sủa.
- Quảng bác, thâm sâu, sắc bén. Mong nhờ trí tuệ bất khả tư nghì ấy, có thể kiềm chế, phá nghi, soi rọi, dẫn dắt chú sa di đi đến nơi giác ngộ, giải thóat." Cả hai vị tỳ khưu và sa di, với lời nguyền ấy, sau khi tan rã ngũ uẩn, họ đều được sanh làm người, làm trời trọn thời gian giữa hai vị Phật. Đến lúc Phật Thích-ca Niết bàn gần năm trăm năm, vị tỳ khưu thuở xưa từ cõi trời giáng hạ làm Na-tiên tỳ khưu; vị sa di sanh làm vua Mi-lan-đà ở kinh thành Sàgala đúng với lời nguyện của họ.

---o0o---