Mi Tiên vấn đáp - Phần II.26. Thời gian tối sơ
Cơ bản
Tóm tắt
Nội dung
26/03/2020
Thuộc mục:
Ảnh tiêu đề:
Ẩn ảnhHiện
Tên:
Mi Tiên vấn đáp - Phần II.26. Thời gian tối sơ
Thẻ Keywords (67 ký tự):
Mi Tiên vấn đáp - Phần II.26. Thời gian tối sơ
Thẻ Description (160 ký tự):
Mi Tiên vấn đáp dịch bởi Hòa Thượng Giới nghiêm - Phần II.26. Thời gian tối sơ
Thiết lập:Duyệt: Duyệt - Loại tin: Mới - ---Chia sẻ---
Url nguồn:
Tóm tắt (Chỉ viết ngắn gọn ko viết dài quá)

<p>Mi Ti&ecirc;n vấn đ&aacute;p dịch bởi H&ograve;a Thượng Giới nghi&ecirc;m - Phần II.26. Thời gian tối sơ</p>
webID: AB557DD1ED684468472584D2003D3491
<p>26. Thời gian tối sơ?</p>
<p>Đức vua hỏi tiếp:<br>
- Đại đức vừa n&oacute;i l&agrave; kh&ocirc;ng thể phanh ra nguồn gốc của thời gian, tức l&agrave; kh&ocirc;ng thể t&igrave;m ra thời gian tối sơ. Điều ấy trẫm hiểu, nhưng trẫm muốn nghe v&iacute; dụ.<br>
- V&iacute; dụ như tr&aacute;i c&acirc;y. Tr&aacute;i ch&iacute;n rụng, hạt rơi xuống th&agrave;nh c&acirc;y kh&aacute;c, tr&aacute;i kh&aacute;c; v&agrave; cứ thế tiếp tục đến v&ocirc; c&ugrave;ng, v&ocirc; tận. Đại vương c&oacute; thể n&agrave;o t&igrave;m ra gốc nguồn của tr&aacute;i c&acirc;y kia chăng?<br>
- Kh&ocirc;ng thể được.<br>
- Cũng thế l&agrave; thời gian tối sơ của ch&uacute;ng sanh, chẳng thể t&igrave;m được, t&acirc;u đại vương.<br>
- Cho nghe v&iacute; dụ kh&aacute;c.<br>
- V&iacute; dụ trứng g&agrave; ấp nở ra g&agrave;. G&agrave; con th&agrave;nh g&agrave; mẹ, lại đẻ trứng, ấp nở ra bầy g&agrave; con. G&agrave; con lớn l&ecirc;n đẻ trứng, ấp nở ra g&agrave; nữa v&agrave; cứ thế tiếp tục đến v&ocirc; c&ugrave;ng v&ocirc; tận. Đại vương c&oacute; thể n&agrave;o t&igrave;m ra g&agrave; sinh trứng hay trứng sinh g&agrave;? C&oacute; thể t&igrave;m ra nguồn gốc của con g&agrave; kia chăng?<br>
- Kh&ocirc;ng thể được.<br>
- Cũng thế l&agrave; thời gian tối sơ của ch&uacute;ng sanh, chẳng thể phanh t&igrave;m được, t&acirc;u đại vương.<br>
- Cho nghe v&iacute; dụ nữa. Na-ti&ecirc;n tỳ khưu vẽ theo c&aacute;i h&igrave;nh b&aacute;nh xe rồi n&oacute;i:<br>
- Đại vương c&oacute; thể chỉ cho bần tăng thấy chỗ n&agrave;o l&agrave; điểm khởi đầu tr&ecirc;n c&aacute;i h&igrave;nh b&aacute;nh xe n&agrave;y chăng?<br>
- Thưa, chẳng thể.<br>
- Cũng như thế đ&oacute; l&agrave; điểm bắt đầu của ch&uacute;ng sanh, chẳng thể t&igrave;m ra, t&acirc;u đại vương! Trong v&ograve;ng tử sanh, sanh tử ấy, giống như b&aacute;nh xe n&agrave;y, kh&ocirc;ng đầu kh&ocirc;ng đu&ocirc;i; ch&uacute;ng sanh lui tới, vần xoay m&atilde;i m&atilde;i kh&ocirc;ng ngừng. Đức Thế T&ocirc;n đ&atilde; giải th&iacute;ch về điều ấy như sau: &quot;Khi c&oacute; mắt v&agrave; c&oacute; sắc th&igrave; c&oacute; nh&atilde;n x&uacute;c. C&oacute; nh&atilde;n x&uacute;c liền c&oacute; c&aacute;c cảm thọ. Khổ, lạc v&agrave; xả. C&oacute; c&aacute;c cảm thọ liền c&oacute; &aacute;i ph&aacute;t sanh. C&oacute; &aacute;i liền c&oacute; thủ. C&oacute; thủ liền c&oacute; hữu, tức l&agrave; tạo nghiệp. C&oacute; tạo nghiệp n&ecirc;n phải sanh trở lại để nhận quả b&aacute;o. Khi c&oacute; tai v&agrave; c&oacute; &acirc;m thanh th&igrave; c&oacute; nhĩ x&uacute;c. C&oacute; nhĩ x&uacute;c liền c&oacute; c&aacute;c cảm thọ. C&oacute; thọ liền c&oacute; &aacute;i, c&oacute; thủ, c&oacute; hữu, tức l&agrave; tạo nghiệp thiện &aacute;c hoặc bất động. C&oacute; tạo nghiệp n&ecirc;n phải sanh trở lại để thọ nhận quả b&aacute;o. Cũng giống như thế với mũi v&agrave; hương, lưỡi v&agrave; vị, th&acirc;n v&agrave; vật x&uacute;c chạm, &yacute; v&agrave; ph&aacute;p. Tất cả ch&uacute;ng l&agrave; những t&aacute;c động, l&agrave; nh&acirc;n, l&agrave; duy&ecirc;n đưa đến t&aacute;i sanh, tương tục vần xoay kh&ocirc;ng gi&aacute;n đoạn, v&ocirc; thỉ, v&ocirc; chung&quot;. Như thế th&igrave; l&agrave;m thế n&agrave;o t&igrave;m ra được đầu mối của sinh tử, thời gian tối sơ, nguy&ecirc;n nh&acirc;n đầu ti&ecirc;n của ch&uacute;ng sanh được, hở đại vương?<br>
- Thưa, quả vậy.</p>
<p align="center">* * *</p>

26. Thời gian tối sơ?

Đức vua hỏi tiếp:
- Đại đức vừa nói là không thể phanh ra nguồn gốc của thời gian, tức là không thể tìm ra thời gian tối sơ. Điều ấy trẫm hiểu, nhưng trẫm muốn nghe ví dụ.
- Ví dụ như trái cây. Trái chín rụng, hạt rơi xuống thành cây khác, trái khác; và cứ thế tiếp tục đến vô cùng, vô tận. Đại vương có thể nào tìm ra gốc nguồn của trái cây kia chăng?
- Không thể được.
- Cũng thế là thời gian tối sơ của chúng sanh, chẳng thể tìm được, tâu đại vương.
- Cho nghe ví dụ khác.
- Ví dụ trứng gà ấp nở ra gà. Gà con thành gà mẹ, lại đẻ trứng, ấp nở ra bầy gà con. Gà con lớn lên đẻ trứng, ấp nở ra gà nữa và cứ thế tiếp tục đến vô cùng vô tận. Đại vương có thể nào tìm ra gà sinh trứng hay trứng sinh gà? Có thể tìm ra nguồn gốc của con gà kia chăng?
- Không thể được.
- Cũng thế là thời gian tối sơ của chúng sanh, chẳng thể phanh tìm được, tâu đại vương.
- Cho nghe ví dụ nữa. Na-tiên tỳ khưu vẽ theo cái hình bánh xe rồi nói:
- Đại vương có thể chỉ cho bần tăng thấy chỗ nào là điểm khởi đầu trên cái hình bánh xe này chăng?
- Thưa, chẳng thể.
- Cũng như thế đó là điểm bắt đầu của chúng sanh, chẳng thể tìm ra, tâu đại vương! Trong vòng tử sanh, sanh tử ấy, giống như bánh xe này, không đầu không đuôi; chúng sanh lui tới, vần xoay mãi mãi không ngừng. Đức Thế Tôn đã giải thích về điều ấy như sau: "Khi có mắt và có sắc thì có nhãn xúc. Có nhãn xúc liền có các cảm thọ. Khổ, lạc và xả. Có các cảm thọ liền có ái phát sanh. Có ái liền có thủ. Có thủ liền có hữu, tức là tạo nghiệp. Có tạo nghiệp nên phải sanh trở lại để nhận quả báo. Khi có tai và có âm thanh thì có nhĩ xúc. Có nhĩ xúc liền có các cảm thọ. Có thọ liền có ái, có thủ, có hữu, tức là tạo nghiệp thiện ác hoặc bất động. Có tạo nghiệp nên phải sanh trở lại để thọ nhận quả báo. Cũng giống như thế với mũi và hương, lưỡi và vị, thân và vật xúc chạm, ý và pháp. Tất cả chúng là những tác động, là nhân, là duyên đưa đến tái sanh, tương tục vần xoay không gián đoạn, vô thỉ, vô chung". Như thế thì làm thế nào tìm ra được đầu mối của sinh tử, thời gian tối sơ, nguyên nhân đầu tiên của chúng sanh được, hở đại vương?
- Thưa, quả vậy.

* * *