Mi Tiên vấn đáp - Phần II.4. Thỉnh mời vào Hoàng cung
Cơ bản
Tóm tắt
Nội dung
15/03/2020
Thuộc mục:
Ảnh tiêu đề:
Ẩn ảnhHiện
Tên:
Mi Tiên vấn đáp - Phần II.4. Thỉnh mời vào Hoàng cung
Thẻ Keywords (67 ký tự):
Mi Tiên vấn đáp - Phần II.4. Thỉnh mời vào Hoàng cung
Thẻ Description (160 ký tự):
Mi Tiên vấn đáp dịch bởi Hòa Thượng Giới nghiêm - Phần II.4. Thỉnh mời vào Hoàng cung
Thiết lập:Duyệt: Duyệt - Loại tin: Mới - ---Chia sẻ---
Url nguồn:
Tóm tắt (Chỉ viết ngắn gọn ko viết dài quá)

<p>Mi Ti&ecirc;n vấn đ&aacute;p dịch bởi H&ograve;a Thượng Giới nghi&ecirc;m - Phần II.4. Thỉnh mời v&agrave;o Ho&agrave;ng cung</p>
webID: AB557DD1ED684468472584D2003D3491
<p><b>04. Thỉnh mời v&agrave;o Ho&agrave;ng cung </b></p>
<p>L&uacute;c ấy, đức vua nghĩ rằng: &quot;Vị tỳ kheo n&agrave;y tr&iacute; tuệ bất khả tư ngh&igrave;, lại ho&agrave;n to&agrave;n tự chủ, tự tin. Hiếm c&oacute; được một người như thế tr&ecirc;n thế gian n&agrave;y. &Ocirc;i! Ta c&ograve;n biết bao nhi&ecirc;u l&agrave; c&acirc;u hỏi về lẽ tử sinh, về niềm vui, nỗi khổ, về b&iacute; mật đằng sau kiếp sống, n&oacute; hằng gậm nhấm ta ng&agrave;y đ&ecirc;m kh&ocirc;ng ngu&ocirc;i, kh&ocirc;ng dứt. Nhưng h&ocirc;m nay hỏi thế l&agrave; vừa đủ, ng&agrave;y mai ta sẽ thỉnh ng&agrave;i v&agrave;o ho&agrave;ng cung, th&igrave; giờ rộng r&atilde;i, tha hồ m&agrave; đ&agrave;m đạo.&quot; Nghĩ thế, đức vua bảo vi&ecirc;n đại thần Devamantiya đến đảnh lễ đại đức Nati&ecirc;n v&agrave; xin mời ng&agrave;i v&agrave;o ho&agrave;ng cung ng&agrave;y mai. Đại đức Na-ti&ecirc;n mỉm cười bằng l&ograve;ng. Đức vua c&uacute;i đầu, chấp tay ch&agrave;o đại ch&uacute;ng v&agrave; ng&agrave;i Na-ti&ecirc;n rồi, rời khỏi chỗ ngồi, theo ph&aacute;i đo&agrave;n t&ugrave;y t&ugrave;ng hộ gi&aacute;, từ gi&atilde;. Ngồi tr&ecirc;n long xa m&agrave; t&acirc;m tr&iacute; đức vua như để đ&acirc;u đ&acirc;u, cứ vẩn vơ tưởng đến h&igrave;nh b&oacute;ng của ng&agrave;i Nati&ecirc;n , chẳng kh&aacute;c g&igrave; một &aacute;m ảnh! Bất chợt, đức vua thốt th&agrave;nh lời: &quot;Na-ti&ecirc;n ... tr&iacute; tuệ v&ocirc; song&quot;! S&aacute;ng h&ocirc;m sau, trời vừa hửng s&aacute;ng, 4 vi&ecirc;n đại thần Nemittiya, Antak&agrave;ya, Mankura v&agrave; Sappadinna c&ugrave;ng nhau v&agrave;o hầu đức vua, đồng t&acirc;u rằng:<br>
- Ch&uacute;ng hạ thần n&ecirc;n thỉnh đại đức Na-ti&ecirc;n như thế n&agrave;o?<br>
- Thỉnh v&agrave;o thọ thực v&agrave; giảng đạo.<br>
- T&acirc;u, c&ugrave;ng bao nhi&ecirc;u vị tỳ kheo th&aacute;p t&ugrave;ng?<br>
- Bao nhi&ecirc;u vị cũng được, t&ugrave;y &yacute; đại đức Na-ti&ecirc;n. Vị đại thần Sappadinna vốn l&agrave; vị quan thủ khố, muốn tiết kiệm cho ho&agrave;ng gia, n&ecirc;n t&acirc;u rằng:<br>
- Xin đại vương cho ph&eacute;p mời đại đức Na-ti&ecirc;n với c&ugrave;ng mười vị tỳ khưu nữa l&agrave; lẽ phải.<br>
- Khanh chớ nhiều lời, trẫm đ&atilde; bảo l&agrave; h&atilde;y để đại đức Na-ti&ecirc;n t&ugrave;y nghi.<br>
- T&acirc;u đại vương, nếu lỡ đại đức Na-ti&ecirc;n dẫn theo cả trăm ng&agrave;n vị th&igrave; vật thực ti&ecirc;u tốn hằng trăm xe v&agrave; cả hằng ng&agrave;n người phục dịch cũng lo kh&ocirc;ng xuể! Đức vua chợt nghi&ecirc;m mặt lại:<br>
- Nh&agrave; ngươi thật l&agrave; bủn xỉn, keo kiệt! Của tiền, vật thực l&agrave; của ho&agrave;ng gia chứ kh&ocirc;ng phải l&agrave; của ngươi m&agrave; t&iacute;nh to&aacute;n, so đo như thế! Trẫm l&agrave; bậc Đế vương, gi&agrave;u sang bốn biển; lẽ n&agrave;o trẫm kh&ocirc;ng lo nổi một bữa ăn cho Tăng ch&uacute;ng ch&ugrave;a Sankheyya hay sao? C&aacute;c ngươi h&atilde;y đi đi, ai lo việc nấy, nếu c&ocirc;ng việc kh&ocirc;ng chu to&agrave;n sẽ bị tội &quot;khi qu&acirc;n&quot; đấy! Bốn vị đại thần sợ h&atilde;i, khấu đầu r&uacute;t lui. Rồi một vị chuẩn bị xuất kho, vị lo lương thực, vị đi huy động người; c&ograve;n vi&ecirc;n đại thần Antak&agrave;ya tức tốc l&ecirc;n ngựa đi mời thỉnh đại đức Na-ti&ecirc;n. Đại đức Na-ti&ecirc;n hỏi:<br>
- Mỹ &yacute; của Đức vua muốn bần tăng c&ugrave;ng đến với bao nhi&ecirc;u vị? Đại thần Antak&agrave;ya c&uacute;i đầu:<br>
- Thưa, ho&agrave;ng cung rộng r&atilde;i, của tiền như biển, vật thực như rừng; đức vua bảo rằng, ho&agrave;ng gia h&acirc;n hạnh được cung nghinh, c&uacute;ng dường Tăng ch&uacute;ng đ&ocirc;ng chừng n&agrave;o tốt chừng ấy! L&uacute;c bấy giờ, đại đức Na-ti&ecirc;n đ&atilde; chuẩn bị đ&acirc;u đấy xong, với y b&aacute;t chỉnh tề, ng&agrave;i c&ugrave;ng với t&aacute;m mươi ng&agrave;n vị tỳ khưu trang nghi&ecirc;m khởi h&agrave;nh. Thế rồi, cả rừng m&acirc;y v&agrave;ng như s&oacute;ng cuộn tr&agrave;n qua kinh đ&ocirc; S&agrave;gala, lần lượt tu&ocirc;n đổ về cung điện. D&acirc;n ch&uacute;ng đ&ocirc;ng nghẹt c&aacute;c ngả đường, n&ocirc; nức chen lấn nhau để xem một hiện tượng hy hữu: thời của một Tăng ch&uacute;ng huy h&ograve;ang v&agrave; cực thịnh chưa từng thấy ở ch&acirc;u Di&ecirc;m ph&ugrave; đề! Vi&ecirc;n đại thần Atak&agrave;ya trao ngựa cho qu&acirc;n hầu, đi b&ecirc;n cạnh đại đức Na-ti&ecirc;n, với l&ograve;ng v&ocirc; c&ugrave;ng ngưỡng mộ, y l&acirc;n la hỏi chuyện:<br>
- Bạch đại đức! Cuộc vấn đ&aacute;p h&ocirc;m qua hay qu&aacute; chừng nhưng tiếc l&agrave; đệ tử kh&ocirc;ng nắm được nghĩa l&yacute; s&acirc;u xa, n&ecirc;n c&ograve;n lắm điều thắc mắc. Trước ng&agrave;i bảo rằng t&ecirc;n ng&agrave;i l&agrave; Na-ti&ecirc;n, sau đ&oacute; ng&agrave;i lại phủ nhận Na-ti&ecirc;n ấy, v&agrave; bảo rằng kh&ocirc;ng hề c&oacute; Na-ti&ecirc;n? Đại đức Na-ti&ecirc;n mỉm cười, n&oacute;i nhỏ:<br>
- Vậy theo ng&agrave;i, c&aacute;i g&igrave; l&agrave; Na-ti&ecirc;n?<br>
- Thưa, hơi thở c&ograve;n l&agrave; sanh mạng c&ograve;n, hơi thở duy tr&igrave; sự sống. Chẳng hay hơi thở ấy c&oacute; phải l&agrave; Na-ti&ecirc;n kh&ocirc;ng?<br>
- Thế hơi thở kia c&oacute; ra m&agrave; kh&ocirc;ng c&oacute; v&ocirc; th&igrave; sao?<br>
- T&acirc;u, sẽ chết ạ!<br>
- Những người thổi k&egrave;n, thổi s&aacute;o, thổi ống ti&ecirc;u... họ chỉ thổi ra, m&agrave; kh&ocirc;ng thổi v&ocirc;, l&agrave; sao nhỉ? Vi&ecirc;n đại thần im lặng.<br>
- C&oacute; những đạo sĩ b&agrave;-la-m&ocirc;n họ tu ph&eacute;p nhịn thở năm ng&agrave;y, bảy ng&agrave;y ...., chẳng v&ocirc; m&agrave; cũng chẳng ra th&igrave; phải giải th&iacute;ch l&agrave;m sao?<br>
- Đệ tử quả thật l&agrave; kh&ocirc;ng biết, mong đại đức chỉ gi&aacute;o cho?<br>
- N&agrave;y Atak&agrave;ya! Đại đức Na-ti&ecirc;n chậm r&atilde;i thuyết giảng<br>
- Hơi thở v&agrave;o ra kia chỉ l&agrave;m c&aacute;i phần việc thở v&ocirc; thở ra m&agrave; th&ocirc;i, tương tự như phận việc của con mắt, của lỗ tai, của c&aacute;i lưỡi ...vậy. Trong tất cả ch&uacute;ng chẳng c&oacute; c&aacute;i g&igrave; được gọi l&agrave; ch&uacute;ng sanh, l&agrave; thức t&aacute;nh ở đấy cả. Ch&uacute;ng chỉ l&agrave; &quot;th&acirc;n h&agrave;nh&quot;, ng&agrave;i n&ecirc;n biết như vậy.<br>
- &quot;Th&acirc;n h&agrave;nh&quot; ấy n&oacute; tr&uacute; ở đ&acirc;u, bạch ng&agrave;i?<br>
- N&oacute; tr&uacute; trong ngũ uẩn, ch&iacute;nh x&aacute;c l&agrave; trong &quot;sắc uẩn&quot;! Đi s&acirc;u v&agrave;o to&agrave;n bộ sắc uẩn ấy, ch&uacute;ng chỉ l&agrave; rỗng kh&ocirc;ng, chẳng c&oacute; g&igrave; được gọi l&agrave; Na-ti&ecirc;n, ng&agrave;i n&ecirc;n hiểu như thế! [*] Đại thần Atak&agrave;ya nghe xong, t&acirc;m tr&iacute; s&aacute;ng suốt, vững niềm tin trong sạch với gi&aacute;o ph&aacute;p, th&agrave;nh k&iacute;nh chấp tay n&oacute;i:<br>
- Bạch đại đức, từ r&agrave;y xin ng&agrave;i cho ph&eacute;p đệ tử được l&agrave;m một cận sự nam trong Phật gi&aacute;o! [*] Kh&ocirc;ng những sắc uẩn m&agrave; thọ, tưởng, h&agrave;nh, thức uẩn cũng trống rỗng như thế. Nhưng khi ngũ uẩn được kết hợp l&agrave;m một tiến tr&igrave;nh, một &quot;ảo tưởng&quot;, c&oacute; một ch&uacute;ng sanh (một linh hồn, một tự ng&atilde;) ra đời. Thật ra, tiến tr&igrave;nh ngũ uẩn ấy sinh diệt li&ecirc;n tục, thay đổi li&ecirc;n tục ...</p>
<p>* * *</p>

04. Thỉnh mời vào Hoàng cung

Lúc ấy, đức vua nghĩ rằng: "Vị tỳ kheo này trí tuệ bất khả tư nghì, lại hoàn toàn tự chủ, tự tin. Hiếm có được một người như thế trên thế gian này. Ôi! Ta còn biết bao nhiêu là câu hỏi về lẽ tử sinh, về niềm vui, nỗi khổ, về bí mật đằng sau kiếp sống, nó hằng gậm nhấm ta ngày đêm không nguôi, không dứt. Nhưng hôm nay hỏi thế là vừa đủ, ngày mai ta sẽ thỉnh ngài vào hoàng cung, thì giờ rộng rãi, tha hồ mà đàm đạo." Nghĩ thế, đức vua bảo viên đại thần Devamantiya đến đảnh lễ đại đức Natiên và xin mời ngài vào hoàng cung ngày mai. Đại đức Na-tiên mỉm cười bằng lòng. Đức vua cúi đầu, chấp tay chào đại chúng và ngài Na-tiên rồi, rời khỏi chỗ ngồi, theo phái đoàn tùy tùng hộ giá, từ giã. Ngồi trên long xa mà tâm trí đức vua như để đâu đâu, cứ vẩn vơ tưởng đến hình bóng của ngài Natiên , chẳng khác gì một ám ảnh! Bất chợt, đức vua thốt thành lời: "Na-tiên ... trí tuệ vô song"! Sáng hôm sau, trời vừa hửng sáng, 4 viên đại thần Nemittiya, Antakàya, Mankura và Sappadinna cùng nhau vào hầu đức vua, đồng tâu rằng:
- Chúng hạ thần nên thỉnh đại đức Na-tiên như thế nào?
- Thỉnh vào thọ thực và giảng đạo.
- Tâu, cùng bao nhiêu vị tỳ kheo tháp tùng?
- Bao nhiêu vị cũng được, tùy ý đại đức Na-tiên. Vị đại thần Sappadinna vốn là vị quan thủ khố, muốn tiết kiệm cho hoàng gia, nên tâu rằng:
- Xin đại vương cho phép mời đại đức Na-tiên với cùng mười vị tỳ khưu nữa là lẽ phải.
- Khanh chớ nhiều lời, trẫm đã bảo là hãy để đại đức Na-tiên tùy nghi.
- Tâu đại vương, nếu lỡ đại đức Na-tiên dẫn theo cả trăm ngàn vị thì vật thực tiêu tốn hằng trăm xe và cả hằng ngàn người phục dịch cũng lo không xuể! Đức vua chợt nghiêm mặt lại:
- Nhà ngươi thật là bủn xỉn, keo kiệt! Của tiền, vật thực là của hoàng gia chứ không phải là của ngươi mà tính toán, so đo như thế! Trẫm là bậc Đế vương, giàu sang bốn biển; lẽ nào trẫm không lo nổi một bữa ăn cho Tăng chúng chùa Sankheyya hay sao? Các ngươi hãy đi đi, ai lo việc nấy, nếu công việc không chu toàn sẽ bị tội "khi quân" đấy! Bốn vị đại thần sợ hãi, khấu đầu rút lui. Rồi một vị chuẩn bị xuất kho, vị lo lương thực, vị đi huy động người; còn viên đại thần Antakàya tức tốc lên ngựa đi mời thỉnh đại đức Na-tiên. Đại đức Na-tiên hỏi:
- Mỹ ý của Đức vua muốn bần tăng cùng đến với bao nhiêu vị? Đại thần Antakàya cúi đầu:
- Thưa, hoàng cung rộng rãi, của tiền như biển, vật thực như rừng; đức vua bảo rằng, hoàng gia hân hạnh được cung nghinh, cúng dường Tăng chúng đông chừng nào tốt chừng ấy! Lúc bấy giờ, đại đức Na-tiên đã chuẩn bị đâu đấy xong, với y bát chỉnh tề, ngài cùng với tám mươi ngàn vị tỳ khưu trang nghiêm khởi hành. Thế rồi, cả rừng mây vàng như sóng cuộn tràn qua kinh đô Sàgala, lần lượt tuôn đổ về cung điện. Dân chúng đông nghẹt các ngả đường, nô nức chen lấn nhau để xem một hiện tượng hy hữu: thời của một Tăng chúng huy hòang và cực thịnh chưa từng thấy ở châu Diêm phù đề! Viên đại thần Atakàya trao ngựa cho quân hầu, đi bên cạnh đại đức Na-tiên, với lòng vô cùng ngưỡng mộ, y lân la hỏi chuyện:
- Bạch đại đức! Cuộc vấn đáp hôm qua hay quá chừng nhưng tiếc là đệ tử không nắm được nghĩa lý sâu xa, nên còn lắm điều thắc mắc. Trước ngài bảo rằng tên ngài là Na-tiên, sau đó ngài lại phủ nhận Na-tiên ấy, và bảo rằng không hề có Na-tiên? Đại đức Na-tiên mỉm cười, nói nhỏ:
- Vậy theo ngài, cái gì là Na-tiên?
- Thưa, hơi thở còn là sanh mạng còn, hơi thở duy trì sự sống. Chẳng hay hơi thở ấy có phải là Na-tiên không?
- Thế hơi thở kia có ra mà không có vô thì sao?
- Tâu, sẽ chết ạ!
- Những người thổi kèn, thổi sáo, thổi ống tiêu... họ chỉ thổi ra, mà không thổi vô, là sao nhỉ? Viên đại thần im lặng.
- Có những đạo sĩ bà-la-môn họ tu phép nhịn thở năm ngày, bảy ngày ...., chẳng vô mà cũng chẳng ra thì phải giải thích làm sao?
- Đệ tử quả thật là không biết, mong đại đức chỉ giáo cho?
- Này Atakàya! Đại đức Na-tiên chậm rãi thuyết giảng
- Hơi thở vào ra kia chỉ làm cái phần việc thở vô thở ra mà thôi, tương tự như phận việc của con mắt, của lỗ tai, của cái lưỡi ...vậy. Trong tất cả chúng chẳng có cái gì được gọi là chúng sanh, là thức tánh ở đấy cả. Chúng chỉ là "thân hành", ngài nên biết như vậy.
- "Thân hành" ấy nó trú ở đâu, bạch ngài?
- Nó trú trong ngũ uẩn, chính xác là trong "sắc uẩn"! Đi sâu vào toàn bộ sắc uẩn ấy, chúng chỉ là rỗng không, chẳng có gì được gọi là Na-tiên, ngài nên hiểu như thế! [*] Đại thần Atakàya nghe xong, tâm trí sáng suốt, vững niềm tin trong sạch với giáo pháp, thành kính chấp tay nói:
- Bạch đại đức, từ rày xin ngài cho phép đệ tử được làm một cận sự nam trong Phật giáo! [*] Không những sắc uẩn mà thọ, tưởng, hành, thức uẩn cũng trống rỗng như thế. Nhưng khi ngũ uẩn được kết hợp làm một tiến trình, một "ảo tưởng", có một chúng sanh (một linh hồn, một tự ngã) ra đời. Thật ra, tiến trình ngũ uẩn ấy sinh diệt liên tục, thay đổi liên tục ...

* * *